Kế Hoạch Chiến Lược Phát Triển Trường THCS Phú Cường - Giai Đoạn: 2021 – 2025


PHÒNG GDĐT TP THỦ DẦU MỘT            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM               
   TRƯỜNG THCS PHÚ CƯỜNG                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                                                                                                       Phú Cường, ngày        tháng 12   năm 2020

 

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
TRƯỜNG THCS PHÚ CƯỜNG
GIAI ĐOẠN 2021 – 2025
--------------------
I.Đặc điểm tình hình nhà trường:
1/ Quá trình thành lập:
-  Năm 1975, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Phòng giáo dục Thị Xã Thủ Dầu Một tiếp quản toàn bộ cơ ngơi của trường Trung học cũ, trường mang tên là trường PT cấp II Thị Xã, tiếp tục nhiệm vụ dạy học cho toàn bộ học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 của trường lúc bấy giờ.
- Từ năm 1979 đến năm 1982 Trường có tên là Trường PT cấp 1+2  thị xã có 15 lớp với 70 giáo viên và trên 600 em học sinh chia làm 2 điểm trường, Trường do thầy Đinh Văn Tám làm hiệu trưởng.
-Năm 1982 thực hiện chủ trương thành lập trường PTCS nên UBND Thị xã TDM quyết định thành lập Trường PTCS Phú Cường 1 bổ nhiệm Thầy Dương Thế Phương làm hiệu trưởng  với diện tích đất ban đầu là 1.914,22m²,  nhận HS từ lớp 6 đến lớp 9 và đây thực sự là tiền thân của trường THCS Phú Cường ngày nay.
Trường THCS Phú Cường 1 với nhiệm vụ giảng dạy chương trình cấp 2 cho toàn bộ các em học sinh trên địa bàn Phường và các xã lân cận. Cơ cấu tổ chức lúc bấy giờ có 36 lớp cho 4 khối từ lớp 6 đến lớp 9 chia làm 2 buổi với số học sinh khoản 1600 em  và trên 80 cán bộ giáo viên . 
 Từ năm 1997 Trường được Xí nghiệp công trình đô thị Thị Xã bàn giao thêm 1.176,82m² đất để mở rộng Trường theo quyết định số 30/UBND Thị Xã Thủ Dầu Một  ngày 20/6/1997. Ngụ số 28 Võ Thành Long – Phường Phú Cường- Thị Xã Thủ Dầu Một –Tỉnh Bình Dương  và căn cứ quyết định số: 10/QĐ –UBND Thị Xã Thủ Dầu Một ngày 05/4/1997 Trường được tách và đổi tên thành Trường THCS Phú Cường. Với chức năng chính là giảng dạy – giáo dục chương trình cấp THCS cho các em trong độ tuổi trên địa bàn Phường Phú Cường với tổng diện tích là 3.091.04 m² do Thầy Nguyễn Trí Huệ làm Hiệu trưởng .

Năm 2002 tập thể trường được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ , nhiều năm liền được UBND Tỉnh Bình Dương và Thị Xã TDM tặng bằng khen, công nhận  trường chuẩn quốc Gia theo từng giai đoạn. Nhiều năm liền có học sinh đạt danh hiệu Học sinh Giỏi các cuộc thi cấp Tỉnh và Toàn Quốc.
Từ đó đến nay đã hơn 40 năm trưởng thành và phát triển về mọi mặt từ cơ sở vật chất, đến chất lượng giáo dục. Hiện trường có 19 phòng học, 10 phòng chuyên môn và 13 phòng quản lý phục vụ công tác giảng dạy .
Đội ngũ cán bộ -giáo viên- nhân viên đều đạt trình độ đạt chuẩn theo quy định. Đến nay trường đã có những bước phát triển mới đi vào thế ổn định, đặc biệt là cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục luôn đứng vào top đầu các trường trong Thành phố Thủ Dầu Một .
Trường THCS Phú Cường là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thủ Dầu Một.

2/ Chức năng nhiệm vụ chính trị được giao:
Chức năng, nhiệm vụ: trường thực hiện nhiệm vụ theo điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

3/ Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường:
- Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam: trực thuộc Đảng bộ Phường Phú Cường
- Cán bộ quản lý: gồm Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng
- Các tổ chuyên môn: gồm có 7 tổ chuyên môn và 1 tổ Văn phòng
- Các đoàn thể chính trị:
+ Công đoàn cơ sở : trực thuộc Liên đoàn lao động TP. Thủ Dầu Một
+ Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh : trực thuộc Phường Đoàn Phường Phú   Cường
+ Chi hội Chữ thập đỏ : trực thuộc Hội Chữ thập đỏ Phường Phú Cường
+ Đội TNTP Hồ Chí Minh : Do Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường phụ trách
4/ Các mặt mạnh và hạn chế của nhà trường:
4.1/ Các mặt mạnh:
4.1.1/ Về đội ngũ:
- Đội ngũ cán bộ quản lý tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm trong quá trình quản lý.
- Đội ngũ giáo viên đủ, ổn định, phần lớn trẻ, có lý tưởng nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm; tích cực tham gia các hoạt động phong trào, Đoàn Đội;
- Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, gắn bó; có tinh thần xây dựng nhà trường vững mạnh, ngày càng phát triển; mỗi lãnh vực công tác đều có hạt nhân nòng cốt và nhân tố mới.
4.1.2/ Về học sinh:
- Hầu hết thuộc gia đình lao động, chăm ngoan, ham thích hoạt động văn – thể - mỹ, đoàn thể và xã hội.
- Tỉ lệ học sinh tham gia thi học sinh giỏi các cấp; tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng năm sau cao hơn năm trước.
- Tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học mỗi năm đều giảm; hiệu suất đào tạo tăng.
4.1.3/ Về nhà trường:
- Mỗi năm đều hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; 3 năm gần đây trường đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; được nhận bằng khen của UBND tỉnh Bình Dương, đạt công nhận chuẩn Quốc gia giai đoạn 2016-2021.
- Chi bộ được công nhận trong sạch vững mạnh nhiều năm liền; được công nhận Chi bộ tiêu biểu trong Phường 2 năm liền 2018, 2019.

4.2/ Các mặt còn hạn chế:
4.2.1/ Về đội ngũ:
Do phần lớn giáo viên trẻ nên tay nghề chưa cao ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và công tác.

4.2.2/ Về cơ sở vật chất:
- Diện tích mặt bằng rất chật hẹp; sân chơi kiêm bãi tập thể dục chỉ gần 900 m2, giờ chơi mỗi học sinh chỉ có 1,0mđể vui đùa. Diện tích đất đã sử dụng 100% nên không có khả năng mở rộng.
- Trường chỉ có 02 phòng máy nối mạng Internet với 80 máy đã được trang bị mới năm học 2020-2021, số lượng máy đủ cho học sinh học tập.
- Thiếu phòng học bộ môn Nhạc; phòng học bộ môn mỹ thuật và phòng tập TDTT.

II. Cơ hội, thách thức và các vấn đề có tính chiên lược của nhà trường:
1/ Cơ hội:
a) Đảng Ủy, UBND Phường Phú Cường rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục trên địa bàn; có nhiều giải pháp thúc đẩy nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục, giúp các trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.
b) Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp cho cán bộ, giáo viên và nhân viên thuận lợi hơn trong việc nâng cao chất lượng công tác và giảng dạy.
c) Cha, mẹ học sinh ngày càng hiểu rõ hơn vai trò của gia đình nên đã dành nhiều thời gian, công sức đầu tư cho con em.
d) Sự đô thị hóa nhanh và thành công của TP.Thủ Dầu Một đã đem lại sự phát triển về kinh tế, cơ sở hạ tầng là điều kiện để Thành phố tiếp tục đầu tư nhiều hơn cho giáo dục.
e) Định hướng của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo TP.Thủ Dầu Một  về chiều rộng và chiều sâu của sự nghiệp giáo dục từng giai đoạn giúp nhà trường hình dung được kết quả phải đạt sau từng giai đoạn.

2/ Thách thức:
a) Sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục giữa các trường THCS trên địa bàn TP.TDM ngày càng cao.
b) Trình độ tay nghề không đồng đều của một số giáo viên có thể làm chậm bước đi của toàn trường trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược
c) Điều kiện học sinh ở đầu vào (đại trà) cộng sự đòi hỏi của xã hội (CMHS) về hiệu quả giáo dục ngày càng cao dẫn đến mâu thuẫn với hiệu suất đào tạo phải đạt được (ngày càng cao).
d) Tác động tiêu cực của xã hội và môi trường giáo dục hiện tại dẫn đến một số tiêu cực ắt có trong học sinh, gây khó khăn cho nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và văn hóa.
e) Mặt bằng trường chật hẹp, công suất sử dụng đất đã đạt 100% nên không thể đáp ứng được yêu cầu 6m2/1 học sinh, dẫn đến thiếu mặt bằng vui chơi, sinh hoạt tập thể, tập luyện TDTT, học hai buổi.

3/ Các vấn đề có tính chiên lược của nhà trường:
3.1/ Các vấn đề:
a) Giữ vững sự ổn định và tiếp tục phát triển nhà trường  đáp ứng yêu cầu của CMHS và yêu cầu chung của sự nghiệp giáo dục TP Thủ Dầu Một, chấp nhận sự cạnh tranh giáo dục với các trường THCS trên địa bàn Thành phố.
b) Chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức bồi dưỡng, kèm cặp nâng cao tay nghề cho giáo viên mới, giáo viên trẻ, để đội ngũ có đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu đổi mới về công tác quản lí và nâng cao chất lượng giảng dạy, công tác
c) Chú trọng công tác chính trị, tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; thực hiện tốt chương trình hành động của Chi bộ nhà trường nhằm khắc phục tồn tại, yếu kém sau đợt phê bình và tự phê bình theo tinh thần nghị quyết TW4 khóa XII.
d) Tham mưu, phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với Đảng Ủy, UBND Phường Phú Cường và các ban ngành, đoàn thể địa phương để đẩy lùi tác động tiêu cực của xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh
e) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực từ CMHS, các tổ chức, đoàn thể, cơ quan và cá nhân tại địa phương để xây dựng CSVC, phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

3.2/ Những vấn đề cần ưu tiên giải quyết:
a) Làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức bồi dưỡng, kèm cặp nâng cao tay nghề cho giáo viên mới, giáo viên trẻ.
b) Quan tâm công tác chính trị, tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; thực hiện tốt chương trình hành động của Chi bộ nhà trường nhằm khắc phục tồn tại, yếu kém sau đợt phê bình và tự phê bình theo tinh thần nghị quyết TW4 khóa XII, tạo sự đoàn kết và quyết tâm trong đội ngũ đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch chiến lược.
c) Làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với Đảng Ủy, UBND Phường Phú Cường và các ban ngành, đoàn thể địa phương để đẩy lùi tác động tiêu cực của xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

III. Sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị cần đạt:
1/ Sứ mệnh :
Phát huy tối đa sở trường cá nhân của giáo viên để đưa đến học sinh phương pháp giáo dục hiện đại, kỹ năng truyền đạt sinh động. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực, văn minh giúp học sinh phát triển tối đa năng lực, năng khiếu tiềm ẩn của cá nhân.
2/ Tầm nhìn:
Trở thành một  ngôi trường có chất lượng giáo dục cao, đào tạo những người có lý tưởng sống cao đẹp, mạnh về trí lực, khỏe về thể chất, có kỹ năng sống văn minh, có tư duy độc lập, biết giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc.
3/ Giá trị:
a) Luôn đoàn kết, chia sẻ, yêu thương lẫn nhau
b) Tinh thần trách nhiệm; ý thức phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân cao.
     c) Có khát vọng vươn lên và đam mê sáng tạo trong công tác.

IV. Mục tiêu chiến lược:
1/ Căn cứ để xây dựng mục tiêu chiến lược:
- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban bí thư Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Thông báo số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020
- Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị BCH TW lần thứ sáu, khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
- Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị BCH TW lần thứ sáu, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
- Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) .
- Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 20 /2018 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

2/ Các mục tiêu chiến lược:
2.1/ Mục tiêu chung của nhà trường:
a) Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục bắt kịp trình độ của các trường chất lượng cao trong thành phố; đào tạo những thế hệ học sinh có lý tưởng, hoài bảo cao đẹp.
b) Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; đặc biệt chú trọng nhân lực có trình độ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để tham gia có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng vẫn đảm bảo nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
c) Đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện sáng tạo mục tiêu, chương trình giáo dục của cấp học; xây dựng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục cả chiều rộng và chiều sâu.
d) Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ quản lý học tập, nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu xây dựng nhà trường chất lượng cao.

2.2/ Mục tiêu đối với học sinh:
Cung cấp cho học sinh trình độ học vấn phổ thông cơ sở vững chắc và những định hướng ban đầu về nghề nghiệp, tạo sự hiểu biết để học sinh tiếp tục học tập ở cấp trung học phổ thông hay trung học chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp cấp THCS.
Học hết chương trình THCS học sinh đạt được các yêu cầu sau:
+ Có nhân cách, phẩm chất phù hợp với độ tuổi học sinh THCS.
+ Có kiến thức phổ thông cơ sở tương đối vững chắc theo yêu cầu của cấp học. Có kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học, kỹ năng tự học, biết rút đúc kinh nghiệm và vận dụng kinh nghiệm.

Học hết chương trình THCS học sinh hình thành được các năng lực sau:
+ Năng lực hành động đúng đắn, có hiệu quả
+ Năng lực thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn
+ Năng lực giao tiếp, ứng xử với lòng nhân ái, có văn hóa và có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng
+ Năng lực tự khẳng định mình

2.3/ Một số chỉ tiêu mong đợi của kế hoạch:
« Học sinh:
 
Stt Tiêu chí Phấn đấu đến năm 2025 Kết quả năm học 2019 - 2020
1 HS lên lớp thẳng 97 % 96,52%
2 HS lưu ban 2% 3,48%
3 HS bỏ học 0.3% 0.44%
4 Tỉ lệ tốt nghiệp THCS 96% 94,9%
5 Tỉ lệ HS vào lớp 10 THPT, trung cấp chuyên nghiệp, BDTX… 80% 71,9%
6 Học sinh giỏi cấp TP 8 6
7 Học sinh giỏi cấp tỉnh 6 4

« Cán bộ, Giáo viên, Nhân viên:
 
Stt Tiêu chí Phấn đấu đến năm 2025 Kết quả năm học 2019 – 2020
1 GV trên chuẩn 100,0% 82,2%
  Trong đó có bằng Thạc sĩ 3 2
2 Xếp loại chuyên môn giáo viên Giỏi: 90%; Khá: 10% Giỏi: 82%, Khá: 18%
3 Giáo viên dạy giỏi cấp TP 4 2
4 Lao động tiên tiến  80,0% 75%
5 Chiến sĩ thi đua 12 10
6 Khen thưởng cấp cao    
  * Bằng khen của UBND Tỉnh   2 1
  * Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 1 0

        « Đơn vị, tập thể:
 
Stt Tiêu chí Phấn đấu đến năm 2025 Kết quả năm học 2019 – 2020
1 Hiệu suất đào tạo khóa học 96,0% 94,9%
2 Chi bộ Trong sạch vững mạnh Trong sạch vững mạnh
3 Công đoàn Vững mạnh Vững mạnh
4 Đoàn TNCS Xuất sắc Xuất sắc
5 Đội TNTP Xuất sắc Tốt
6 Chi hội Chữ thập đỏ Xuất sắc Xuất sắc
7 Y tế học đường Xuất sắc Xuất sắc
8 Thư viện Xuất sắc Xuất sắc
9 Thiết bị Xuất sắc Xuất sắc
10 Phong trào thể dục, thể thao Tiên tiến cấp Thành phố Tiên tiến cấp Thành phố
11 Phong trào xây dựng Nhà trường thân thiện – Học sinh tích cực Xuất sắc Xuất sắc
12 Đơn vị Tập thể Lao động xuất sắc. Tập thể Lao động tiên tiền

V. Các giải pháp chiến lược:
1. Đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu chiến lược từng năm; thực hiện tốt việc quy hoạch, tổ chức nhân sự đảm bảo bộ máy nhà trường vận hành hiệu quả, có chất lượng; tăng cường công tác kiểm tra nội bộ; chỉ đạo sâu sát để thực hiện thành công kế hoạch chiến lược.
- Thực hiện tốt việc dân chủ hóa, công khai hóa mọi hoạt động của nhà trường để tập thể cán bộ viên chức và các lực lượng xã hội được biết và tham gia giám sát việc thực hiện kế hoạch chiến lược.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế quản lý hiệu quả và thuận lợi cho người dân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hành chánh.
- Thực hiện thông tư 09 về công khai chất lượng giáo dục mỗi đầu năm học để xã hội biết rõ chất lượng giáo dục nhà trường.
- Thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục định kỳ, trường đề nghị kiểm định chất lượng giáo dục (đánh giá ngoài) vào năm 2020 và đề nghị tái kiểm định chất lượng giáo dục theo chu kỳ
- Chú trọng tự học, tự rèn để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu lãnh đạo, quản lý nhà trường. Đối với Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng phấn đấu đáp ứng tất cả tiêu chuẩn theo quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) .
- Chú trọng xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn là các nhà giáo có đầy đủ phẩm chất và năng lực theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 20 /2018 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) là các nhà giáo có năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định.
2. Đổi mới phương pháp dạy học:
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng khối lớp, từng môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Dạy học theo hướng cá thể, ứng dụng công nghệ thông tin  trong dạy và học; đến năm 2025 đạt 100% giáo viên ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào dạy học.
- Tăng cường dạy ngoại ngữ, tin học; chú trọng tuyên truyền, giáo dục về công tác giáo dục hướng nghiệp cho CMHS và học sinh để đáp ứng yêu cầu phát triển về kinh tế, xã hội của TP Thủ Dầu Một và Tỉnh Bình Dương.

3. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục:
- Nghiên cứu thực hiện tốt chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban bí thư Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên học tập, bồi dưỡng nâng chuẩn đào tạo, khả năng ngoại ngữ, ứng dụng CNTT. Đến năm 2025 tất cả giáo viên đều quen thuộc việc thực hiện giáo dục toàn diện, giảng dạy theo hướng tích hợp.
- Khuyến khích cán bộ giáo viên tham dự các khóa bồi dưỡng, các chương trình hợp tác với nước ngoài do ngành thông báo để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý và giáo dục trong thời đại cạnh tranh giáo dục
- Hàng năm tổ chức thảo luận, quán triệt  Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày20 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)  và Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 20 /2018 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
để việc giáo viên tham gia đánh giá Hiệu trưởng và Hiệu trưởng đánh giá giáo viên được chính xác, khoa học, tạo sự đồng thuận trong tập thể.
- Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trên chuẩn, học tập để có chứng chỉ  về Anh văn, Tin học. Đảm bảo năm 2025 đạt 100% giáo viên có chứng chỉ tin học và chứng chỉ Anh văn đạt chuẩn giáo viên cấp THCS.
- Đến năm 2025 có 100% giáo viên có số tiết giảng dạy được soạn giảng bằng giáo án điện tử trang bị tại lớp.
- Tăng cường thanh tra về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá. Đảm bảo đến năm 2025 có 100% giáo viên được kiểm tra, thanh tra đánh giá, xếp loại tốt, áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học mới, tích cực.

4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục:
- Huy động mọi nguồn lực để mỗi năm xây dựng, tu bổ, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất kĩ thuật cho nhà trường nhằm đảm bảo những điều kiện cơ bản thực hiện việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học. Chú trọng trang bị phương tiện nghe nhìn, máy tính nối mạng internet cho các phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, tại các lớp theo lộ trình  và trang thiết bị cho giáo dục thể chất.
- Trang bị phương tiện nghe nhìn, máy tính nối mạng internet cho phòng thư viện.
- Sử dụng mạng internet, sử dụng tốt các phần mềm về tài chính, thống kê, sử dụng sổ điểm điện tử, quản lý giáo dục theo yêu cầu hệ thống cổng thông tin điện tử của ngành giáo dục và tài chánh. Khuyến khích giáo viên, nhân viên tìm tòi, sử dụng các phần mềm khác để nâng cao hiệu quả công tác.

5. Xây dựng tổ chức Đảng và các đoàn thể chính trị trong nhà trường:
a/ Xây dựng tổ chức Đảng:
- Xây dựng, củng cố tổ chức Đảng và phát triển Đảng viên trong nhà trường để tổ chức Đảng thật sự là hạt nhân lãnh đạo trường học. Tích cực phát triển Đảng viên mới. Đảng lãnh đạo nhà trường phát huy dân chủ, dựa vào đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong, Ban đại diện Cha mẹ học sinh, Hội khuyến học và nhân dân địa phương để xây dựng nhà trường.
- Thực hiện một cách thiết thực và hiệu quả đẩy mạnh việc"học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách  Hồ Chí Minh" mỗi đảng viên đều có ý thức xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và phòng, chống tham nhũng, lãng phí tại đơn vị nhằm xây dựng nhà trường vững mạnh.
-  Thực hiện tốt việc phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt Đảng, nâng cao sức chiến đấu của đảng viên và của Chi bộ; chú trọng việc giám sát cán bộ, đảng viên về phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, thường xuyên kiểm tra tính tiên phong, gương mẫu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ; phát huy vai trò, trách nhiệm của quần chúng trong nhà trường trong việc tham gia kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên
b/ Các đoàn thể chính trị:
+ Đối với Công đoàn cơ sở:
- Phát triển 100% CB-CC-VC vào Công đoàn giáo dục. Giữ vững danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh  hàng năm. Công đoàn cơ sở làm tốt chức năng tham mưu, tham gia bồi dưỡng chuyên môn, kiến thức pháp luật, dân số, kế hoạch hóa, nâng cao phẩm chất chính trị, chăm lo đời sống cho cán bộ, viên chức, vận động cán bộ, viên chức tham gia quản lý nhà trường và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng.
- Chủ tịch Công đoàn là cán bộ, nhà giáo cốt cán, phụ trách công tác chính trị, tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, viên chức, là công tác có tầm quan trọng đặc biệt trong nhà trường, do đó ngoài phẩm chất và năng lực chung của nhà giáo quy đinh tại theo thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, Chủ tịch Công đoàn phải trau dồi năng lực vận động, tập hợp cán bộ, viên chức thực hiện thành công sứ mệnh của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
+ Đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
- Chi đoàn thực hiện tốt chức năng phụ trách Đội, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh; có công trình thanh niên thiết thực hàng năm để thực hiện có hiệu quả đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách  Hồ Chí Minh"; nâng cao ý thức cho đoàn viên về công tác xây dựng Đoàn, xây dựng Đảng, tích cực vận động quần chúng tham gia công tác kiểm tra, giám sát, hoàn thành nhiệm vụ được giao qua đó phát triển các quần chúng ưu tú vào Đoàn. Chi đoàn có chương trình, nội dung thi đua thiết thực; thực hiện tốt việc sơ kết, tổng kết; phân loại đoàn viên, bình chọn đoàn viên ưu tú giới thiệu kết nạp vào Đảng CSVN.
- Bí thư Chi đoàn, Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh là những cán bộ, nhà giáo cốt cán, phụ trách công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, là mảng công tác rất quan trọng trong nhà trường vì vậy ngoài phẩm chất và năng lực chung của nhà giáo quy đinh tại theo thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, các đồng chí là Bí thư Chi đoàn, Tổng phụ trách Đội cần có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường; thiết tha, gắn bó với lý tưởng “trồng người”, kiên trì, quyết tâm giáo dục học sinh vươn tới các giá trị mà kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đề ra.

+ Đối với Chi hội khuyến học:
Xây dựng chi hội vững mạnh về tổ chức, kết hợp với các tổ chuyên môn chăm lo bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; vận động kinh phí để làm công tác khuyến học, khuyến tài.

+ Đối với Chi hội Chữ thập đỏ
Thực hiện tốt chương trình công tác của Hội cấp trên, thực hiện đầy đủ nghị quyết Chi hội trong nhiệm kỳ về phát triển hội viên, về công trình xã hội nhân đạo; chi hội có kế hoạch cụ thể tuyên truyền về vệ sinh, sức khỏe, phòng dịch bệnh cho học sinh; kiểm tra vệ sinh môi trường, đề xuất nhà trường các biện pháp phòng chống ngộ độc, thương tích, đảm bảo an toàn lao động và an toàn học tập cho cán bộ, viên chức và học sinh.

6/ Quan hệ với cấp ủy, chánh quyền và các ban ngành, đoàn thể địa phương:
1. Nhà trường chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể, tổ chức ở địa phương đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện kế hoạch chiến lược này. Đề nghị cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể, tổ chức ở địa phương cho chủ trương huy động các nguồn lực của địa phương sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.
2. Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh để tuyên truyền, vận động CMHS huy động các nguồn lực từ nhân dân giúp nhà trường hoạt động có hiệu quả
3. Đảm bảo mối quan hệ và thông tin giữa Nhà trường, Gia đình và Xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

VII. Kết luận
       Với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhà trường đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn. Thời cơ thuận lợi cho sự phát triển của nhà trường là những thành tựu quan trọng về sự nghiệp giáo dục của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới; sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã tạo động lực to lớn cho ngành Giáo dục và Đào tạo phát triển. Các nghị quyết của Đảng, các chính sách của Nhà nước và sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ sở cho nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, do đó cùng với các cơ sở giáo dục cả nước, trong thời gian qua, trường THCS Phú Cường cũng đã có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành quả đáng trân trọng.
       Nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2021 – 2025 của trường tập trung vào việc đổi mới phương pháp quản lý; phương pháp dạy và học; xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng bộ máy tổ chức của nhà trường để phù hợp với nhu cầu đổi mới, trong quá trình thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, nhà trường sẽ thường xuyên tự đánh giá so sánh  với chu kỳ đánh giá 2015-2020 để khắc phục các tiêu chí chưa đạt và điều chỉnh hoạt động nhằm đảm bảo mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch.
     Trường THCS Phú Cường  lập kế hoạch chiến lược phát triển này để giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường xác định vị trí của nhà trường đối với kết quả của ngành giáo dục tỉnh Bình Dương và cả nước thời điểm hiện tại cán bộ, giáo viên, nhân viên có tầm nhìn hướng đến tương lai gần là năm 2025, từ đó có biện pháp và có quyết tâm khắc phục những hạn chế, yếu kém hiện nay và của chu kỳ đánh giá 2015-2020, tiến tới thực hiện thành công kế hoạch chiến lược của nhà trường vào năm 2025.
 
 
Nơi nhận:
  • PGDĐT TP. TDM;
  • BGH; CTCĐ;
  • Lưu VT.
HIỆU TRƯỞNG
 

 
Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay346
  • Tháng hiện tại41,163
  • Tổng lượt truy cập3,274,973
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây